Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ được không?

Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ được không? Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mất sang cho mẹ như thế nào theo pháp luật. Cùng chuyên mục bất động sản đi tìm hiểu ở bài viết dưới nhé.

Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ được không?

TH1: Quyền sử dụng đất trước thời kỳ hôn nhân

Nghĩa là quyền sử dụng mảnh đất này thuộc sở hữu riêng của bố mà khi bố qua đời không để lại di chúc của mnahr đất này sẽ được phân chia theo pháp luật tức là chia cho người ở hàng thừa kết thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi Theo điểm a khoản 1 Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ được không
Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ được không?

TH2: Quyền sử dụng đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân

Theo khoản 1 Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nếu quyền sử dụng đất được hình thành khi đã lập gia đình thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Nên khi bố qua đời mà không để lại di chúc thì 1 nửa giá trị mảnh đất sẽ thuộc về mẹ, còn nửa kia chia theo thừa kế của pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Theo đó, 1 trong 2 người là vợ hoặc chồng qua đời dù đó là tài sản chung hay riêng thì người còn lại cũng có quyền hưởng thừa kế của người đã mất để lại. Khi nhận bạn có quyền thực hiện sang tên sổ đỏ cho mình để dễ sử dụng, quản lý quyền sử dụng để đảm bảo các quyền và lợi ích sau này.

Thủ tục sang tên sổ đỏ cho mẹ khi bố mất không có di chúc

Bước 1:  Họp gia đình với sự có mặt của các thành viên trong diện được hưởng thừa kế phải ký tên vào biên bản cuộc họp, có đồng ý để mẹ đứng tên chủ sở hữu hay không.

Sau đó mẹ sẽ mang sổ đỏ, giấy ủy quyền, bản sao chứng tử của bố, biên bản họp gia đình, bản sao sổ hộ khẩu, CCC đến ủy ban xã hoặc thị trấn, văn phòng tham gia đất đai để làm thủ tục sang tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 2: Khai nhận di sản thừa kế: Bạn hãy liên hệ với phòng công chứng nơi có tài sản để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và văn bản đó sẽ được niêm yết công khai ở UBND xã, phường trong 15 ngày.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • 2 tờ khai lệ phí trước bạ;
  • 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Bản thỏa thuận chia di sản thừa kế.
  • Bản khai nhận di sản thừa kế.
  • 1 bản chính của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
  • 1 bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của mẹ.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
  • Đơn đề nghị tham gia biến động đất đai

Bước 4: Văn phòng tham gia đất đai phải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, CSDL đất đai, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi đến UBND cấp xã để trao đổi với nơi nộp hồ sơ.

Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ thời gian thế nào?

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ thấy đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan công chứng sẽ tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận để phân chia di sản, khai nhận di sản. Do đó việc thụ lý phải được niêm yếu trong thời gian 15 ngày. Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại hay tố cáo gì thì cơ quan công chứng sẽ chứng nhận căn bản thừa kế.

Thủ tục tham gia biến động đất đai

Thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu nhận hồ sơ mà chưa đầy đủ, chưa hợp lệ trong thời gian tối đa là 3 ngày thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo đến người nộp hồ sơ để hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp là vùng núi, hải đảo xa xôi thì thời gian thực hiện tăng thêm 15 ngày.

Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ mất bao lâu
Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ mất bao lâu

Chi phí bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ?

  • Lệ phí công chứng: Mức phí được nêu chi tiết tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC theo nguyên tắc tính phí văn bản, khai nhận di sản dựa trên giá trị của di sản đó.
  • Thuế thu nhập cá nhân: Tính theo thu nhập cá nhân có được là 2%.

Trường hợp sang tên giữa vợ chồng, cha đẻ, mẹ đr với con đẻ sẽ được miến thuế thu nhập cá nhân nếu cung cấp đủ giấy tờ chứng minh có mối quan hệ.

  • Lệ phí trước bạ: Dựa trên giá trị so sánh giữa giá bán trên hợp đồng với giá của nhà nước là 0,5% tính theo giá đất cụ thể của bảng giá đất. Giá nào cao hơn sẽ áp giá đó.

Ngoài ra còn có một số chi phí khác như: phí công chứng, phí thẩm định hồ sơ, phí đo đạc, phí làm giấy chứng nhận….

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tách sổ đỏ theo quy định mới

Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ cho con thực hiện như thế nào?

Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi cũng sẽ giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc khi làm thủ tục sang tên cho mẹ nếu bố mất nhé.