Công nghệ VAR là gì? Thông tin mới nhất về công nghệ VAR

Công nghệ VAR là gì? Công nghệ VAR có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của các trận đấu, điển hình là ở World Cup 2018. Và để tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ bóng đá này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây tại chuyên mục bóng đá quốc tế nhé!

1. Công nghệ VAR là gì

Công nghệ VAR trong bóng đá với tên tiếng Anh đó là Video Assistant Referee, là một dạng áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc hỗ trợ cho các vị trọng tài thông qua video. Công nghệ Var được đưa vào sử dụng trong bóng đá nhằm giúp cho trọng tài có thể đưa ra được các quyết định chính xác nhất thông qua các băng hình được ghi lại.

Công nghệ VAR được Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) đã thông qua vào năm 2016 và đã được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 8/2016 trong một trận đấu bóng đá ở giải nhà nghề Mỹ.

Công nghệ VAR là gì? Thông tin mới nhất về công nghệ VAR
Công nghệ VAR là gì? Thông tin mới nhất về công nghệ VAR

Mời bạn xem thêm kết quả bóng đá Đức cập nhật tỷ số bóng đá các trận đêm qua, rạng sáng nay nhanh nhất theo đúng múi giờ Việt Nam

2. Khi nào sử dụng công nghệ VAR?

VAR chỉ được sử dụng ở trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm có quả đá phạt 11m, xác định lỗi, bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.

– Bàn thắng

Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, VAR sẽ được dùng để phát hiện ra lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn Ngay cả khi cầu thủ chỉ việt vị vài cm, bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.

– Penalties

Khu vực trong vòng cấm chính là nơi VAR hay được sử dụng nhất. Quyết định thổi phạt có thể được trọng tài duy trì hoặc hủy bỏ sau khi tham khảo công nghệ VAR

– Thẻ đỏ trực tiếp

Các hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi công nghệ VAR. Tuy nhiên VAR chỉ đươc áp dụng đối với những tình huống thẻ đỏ trực tiếp, không áp dụng với thẻ vàng thứ 2.

– Nhận diện sai lầm

Trong thực tế, các trọng tài cũng mắc phải không ít những sai lầm. Điển hình là trong trận đấu giữa Arsenal và Chelsea vào năm 2014. Oxlade Chamberlain của Arsenal chính là người phạm lỗi nhưng trọng tài lại bất ngờ đuổi Kieran Gibs, một cầu thủ khác cũng sở hữu đầu cua giống như Chamberlain. Với công nghệ VAR, những sai lầm của các trọng tài có thể sẽ được sửa chữa. Tuy vậy, VAR cũng có những hạn chế nhất định để đảm bảo không làm gián đoạn cuộc chơi.

3. Hệ thống VAR được đặt ở đâu

Hệ thống VAR thông thường sẽ được đặt biệt lập. Tuy nhiên, nó có khả năng và quyền hạn truy cập vào mọi camera được đặt ở trên sân bóng ở thời điểm đó. Với công nghệ cao, thì hệ thống này sẽ nhanh chóng thông báo cho trọng tài khi phát hiện ra lỗi.

4. Tranh cãi khi sử dụng VAR tại World Cup 2018

Sau một thời gian dài thảo luận và nghiên cứu, công nghệ VAR mới chính thức được đưa vào áp dụng ở World Cup. Bởi nhà tổ chức cũng như các đội tuyển đều lo ngại về kỹ thuật hiện đại có thể sẽ làm mất đi những cảm xúc tự nhiên của môn thể thao bóng đá.

Khi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) quyết định sử dụng công nghệ VAR vào kỳ World Cup năm 2018. Người hâm mộ trên thế giới đã hy vọng công nghệ hiện đại này sẽ giúp cho trọng tài có thể quyết định công bằng hơn. Nhờ đó, mà chúng ta sẽ tìm ra đội bóng mạnh xứng đáng giành chiến thắng.

Tuy nhiên, cũng rất nhiều người phản đối bởi cho rằng công nghệ VAR sẽ khiến cho trọng tài mất thời gian dừng trận đấu để xem lại đoạn băng ghi hình. Mọi thứ quá minh bạch và không còn sự tranh cãi sau trận đấu thì sẽ làm mất đi tính hấp dẫn của môn thể thao vua.

Sau khi kết thúc giải World Cup 2018, VAR đã can thiệp rất nhiều vào những tình huống penalty và tác động lớn đến mọi trận đấu. Mặc dù đây là lần đầu tiên World Cup áp dụng VAR tuy nhiên đã gây nên nhiều tranh cãi cũng như bàn luận từ phía người yêu bóng đá.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu được công nghệ VAR là gì? Hãy cùng chờ đón những điều mới mẻ trong bóng đá khi áp dụng công nghệ var trong tương lai nhé và cũng đừng quên cập nhật lich bong da hom nay để theo dõi các trận cầu.

"Lưu ý: Bài viết tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu thể thao uy tín nhưng những thông tin nhận định không đảm bảo chính xác 100%. Vì vậy, bạn đọc chỉ nên tham khảo và có quan điểm riêng của mình."