Điều kiện tách thửa đất ở nông thôn theo quy định mới
Điều kiện tách thửa đất ở nông thôn, thủ tục tách thửa đất tại nông thôn như thế nào? Hiện nay quy định về tách thửa đất ra sao, cùng chuyên mục bất động sản đi tìm câu trả lời nhé.
Điều kiện tách thửa đất ở nông thôn?
Để được tách thửa đất ở nông thôn, cần tuân thủ các điều kiện cơ bản sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đất cần được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (GCNQSDĐ).
- Đảm bảo quyền sử dụng đất liền kề: Khi tách thửa, đất cần đảm bảo quyền sử dụng đất liền kề, không gây ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người khác.
- Đáp ứng diện tích tối thiểu: Đất sau khi tách thửa phải đáp ứng diện tích tối thiểu theo quy định. Quy định về diện tích tối thiểu có thể khác nhau tùy theo địa phương và được quyết định bởi Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh.
- Các giấy tờ và điều kiện khác: Người sử dụng đất cần có các giấy tờ và điều kiện khác theo quy định của pháp luật và đảm bảo việc sử dụng đất ổn định lâu dài, không có tranh chấp.
Diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở nông thôn
Mỗi địa phương sẽ có diện tích tách thửa khác nhau nhưng hầu hết đều dựa trên quy định cơ bản sau:
Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất. Khi đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ở nông thôn cần có các loại giấy tờ theo quy định để sử dụng đất lâu dài và không có tranh chấp.
Để đảm bảo diện tích tách thửa theo đúng quy định với sự khác nhau giữa các địa phương. Dựa vào điều 143 Luật Đất đai 2013 thì diện tích đất ở tối thiểu ở nông thôn do UBND tỉnh quyết định trên quy hoạch, kế hoạch và tình hình của địa phương.
Ví dụ: Đất ở nông thôn được cấp sổ đỏ ở Tỉnh Long An dựa vào điều 4,5 quy định 66/2018/QĐ-UBND được tách có hiệu lực từ ngày 10/12/2018 và diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ với đất ở nông thôn như sau:
+ Đất xây dựng nhà ở tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m sau khi tách thửa và trừ đi phần ranh giới xây dựng khi thửa đất mới hình thành và thửa còn lại. Đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu là 100 m2, trong đó:
- Chiều rộng của lô đất ở tối thiểu là 5m
- Chiều sâu lô đất xây dựng là 15m.
Nếu lô đất xây dựng nhà ở đó tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới ít hơn 20m thì sau khi tách thửa và trừ đi chỉ được xây dựng thửa mới và hình thành thửa còn lại cũng cần đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu gồm: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80 m2, cụ thể:
- Chiều rộng lô đất tối thiểu là 4m
- Chiều sâu của lô đất tối thiểu 15m.
Với lô đất xây dựng nhà ở tiếp giao đường nhưng chưa có quy định lộ giới thì sau khi tách thửa diện tích mới của đất đó hình thành và thửa dất còn lại phải đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:
- Chiều rộng tối thiểu để xây dựng nhà ở là 4m.
- Chiều sâu xây nhà ở tối thiểu là 20m.
Đối với UBND tỉnh Sơn La thì có quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa là:
Với khu vực nông thôn: Là cụm trung tâm xã, xã hay giáp ranh với đô thị theo quy hoạch được duyệt thửa đất giáp với đường giao thông cần có chiều rộng là 13m trở lên. Diện tích đất sau khi tách thửa tối thiểu là 50m2 và đảm bảo chiều rộng là 4m, chiều sâu là 5m tối thiểu.
Các khu vực còn lại: Sau khi tách thửa tối thiểu diện tách phải đạt là 60m2 và cần đảm bảo chiều rộng 4m, chiều sâu 5m tối thiểu. Thửa còn lại sau khi tách thuộc khu vực đô thị hay nông thôn cũng cần đảm bảo các điều kiện diện tích, kích thước.
Xem thêm: Tách thửa là gì? Quy định tách thửa như thế nào
Xem thêm: Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ mới nhất
Như vậy, những chia sẻ trên đây của chúng tôi về Điều kiện tách thửa đất ở nông thôn theo quy định sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin chính xác nhất nhé.