Làm gì khi bị căng cơ? Chế độ sinh hoạt giúp phòng căng cơ

Căng cơ là một tình trạng sức khỏe thường gặp khi các thớ cơ bị căng quá mức so với mức bình thường. Thực tế hiện tượng này hay xuất hiện ở những người hay tập luyện thể thao. Vậy làm gì khi bị căng cơ? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài phân tích sau đây của lichworldcup.com.

Căng cơ là gì?

Hiểu một cách cơ bản thì căng cơ là một hiện tượng mà các thớ cơ bị kéo căng vượt qua giới hạn chịu đựng bình thường của cơ. Bất cứ bộ phần nào của cơ thể cũng có thể xuất hiện hiện tượng căng cơ, đặc biệt chúng ta sẽ hay bắt gặp các hiện tượng căng cơ chân hoặc tay, thắt lưng, cổ và vai là nhiều nhất. Thông thường, chúng ta sẽ cảm thấy bị căng cơ sau các bài tập thể chất cơ bản, tập luyện thể thao hoặc vận động mang vác vật nặng quá mức. Các vùng bị căng cơ thường sẽ xuất hiện những cơn đau nhức, có khuynh hướng sưng và xuất hiện những vết bầm tím cơ bản.

Dấu hiệu và triệu chứng căng cơ

Trước khi tìm hiểu cần làm gì khi bị căng cơ thì chúng ta có thể phân tích tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ như sau:

  • Nơi bị căng cơ thường có dấu hiệu bị sưng, tìm và đau nhức cơ bắp tại vị trí đó;
  • Vùng cơ đó khó khăn trong quá trình vận động.
  • Gân cơ xuất hiện hiện tượng yếu dần.
  • Khi sử dụng thì phần cơ bắp có có thể ảnh hưởng đến các vùng cơ bắp liên quan.

Nên làm gì khi bị căng cơ?

Nên làm gì khi bị căng cơ?

Khi bị căng cơ chúng ta nên làm gì? Theo nhiều chuyên gia thể thao và sức khỏe thì cách giảm đau khi bị căng cơ hiệu quả nhất là dùng đá để chườm lạnh tại vị trí cơ bị giãn quá mức. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những phương pháp giảm đâu sau đây:

  • Nghỉ ngơi: sau khi bị căng cơ bạn nên dừng lại các bài tập luyện và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Tránh sử dụng những vùng cơ tổn thương để hoạt động.
  • Chườm đá: Chườm lạnh được xem là một phương pháp giảm đau, giảm sưng vùng bị căng cơ được hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng đá lạnh chườm trực tiếp vào vùng căng cơ, có thể dùng khăn bọc hoặc phần túi đựng đá để chườm vào vết thương. Nên thực hiện chườm đá khoảng 15 – 20 phút và mỗi lần lên chườm cách nhau khoảng 1 giờ. Ngoài ra anh em nên thực hiện chườm liên tục khoảng 1 – 3 ngày.
  • Băng bó: ngoài ra bạn có thể sử dụng băng bó đàn hồ để quấn xung quanh vùng cơ bị căng cho đến khi hiện tượng sưng giảm bớt. Lưu ý lực độ khi quấn băng thật nhẹ nhàng vì thực hiện lực đạo mạnh có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Không nên làm gì khi bị căng cơ?

Ngoài cách giảm đau khi bị căng cơ ở trên thì bạn cũng nên lưu ý không nên làm gì khi bị căng cơ như sau:

  • Lưu ý khi bị căng cơ không nên thực hiện chườm nóng, không dùng dầu hoặc rượu thuốc để xoa vào vùng bị căng cơ. Hai liệu pháp này có thể gây tổn thương khiến dây chằng bị xơ chai, mất tính đàn hồi vốn có.
  • Không vận động mạnh: Khi bị căng cơ không nên vận động mạnh vì các cơ lúc này cần được nghỉ ngơi. Bạn cũng cần chú ý tính toán chế độ tập luyện sau khi phục hồi một cách hiệu quả tránh tái chấn thương.
  • Cần tránh các hoạt mạnh trong quá trình vận động liên quan đến vùng bị căng cơ. Chẳng hạn như: nên nhừng các hoạt đồng nhảy nhót, đạp xe,… một thời gian để cơ bắp được thích nghi với chế độ tập luyện phù hợp sau khi hồi phục.

Chế độ sinh hoạt có thể giúp bạn phòng ngừa căng cơ

Đề phòng ngừa tình trạng căng cơ bạn nên áp dụng chế độ sinh hoạt như sau:

  • Nên khởi động toàn thân trước khi thực hiện tập luyện.
  • Nên thường xuyên tập luyện để các nhóm cơ được linh hoạt hơn
  • Không ngồi ở một vị trí quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến các nhóm cơ.
  • Bê, nhấc vật một cách đúng lực và chuẩn tư thế tránh chấn thương cơ.
  • Khi đứng và ngồi cần đúng tư thế để tránh căng cơ.

Xem thêm: Cách xử lý chấn thương cơ háng khi đá bóng

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu làm gì khi bị căng cơ hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.