Giấy đặt cọc mua đất mới nhất và chính xác nhất
Giấy đặt cọc mua đất sẽ đảm bảo việc mua bán đất theo đúng quy định pháp luật và đúng với cam kết của 2 bên. Vậy cụ thể mẫu hợp đồng đặt cọc như thế nào mời bạn tham khảo bài viết dưới của lichworldcup.com nhé.
Hợp đồng đặt cọc mua bán đất là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc 1 bên giao cho bên kia 1 khoản tiền hoặc kim khí quý, vật có giá trị trong một thời gian để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất.
Mẫu giấy đặt cọc mua đất mới nhất
Hiện nay, pháp luật đưa ra quy định cụ thể về hợp đồng đặt cọc mua bán đất cần tuân thủ theo mẫu cụ thể và hợp đồng phải đáp ứng đầy đủ các quy định về hình thức và nội dung hợp pháp.
Lưu ý về hợp đồng đặt cọc đất
Thời hạn sử dụng, nguồn gốc thửa đất
Nếu đất có nhà hoặc tài sản gắn liền với đất thì người mua nên tiến hành kiểm tra xem bên bán có tham gia và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng không.
Còn trường hợp bên bán đất không có thì phải kiếm tra thực tế nhà và sản gắn liền với đất như hiện nay để tránh việc nhà bị thế chấp hoặc gây rắc rối về sau như tranh chấp.
Nghĩa vụ nộp các khoản thuế phí
Không chỉ hợp đồng đặt cọc mua đất mà khi mua bán bạn cần tìm hiểu rõ nghĩa vụ nộp thuế phí, các khoản cần hoàn thành gồm:
- Thuế thu nhập cá nhân do bên bán nộp
- Thuế sử dụng đất do bên bán nhận đặt cọc nộp.
- Các khoản phí, lệ phí khác do bên cọc nộp
Một số quy định về giấy đặt cọc mua đất
Quy định về phạt cọc đất
Về quy định phạt cọc có trong khoản 2, điều 328 của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
- Bên cọc từ chối thự hiện giao kết, hợp đồng mua đất thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận cọc.
- Bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện giao kết và hợp đồng mua đất thì phải trả cho bên đặt cọc tiền cọc và 1 khoản tiền khác tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Hoặc ngoài trả tiền cọc, bên nhận cọc phải chịu chi phí phạt tương đương số tiền cọc.
Lưu ý: 2 bên tự thỏa thuận với nhau về việc không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn và cao hơn số tiền đặt cọc. Nhưng điều kiện nội dung thỏa thuận không được trái với pháp luật.
Hợp đồng đặt cọc mua đất vô hiệu
Sẽ có trường hợp việc đặt cọc mua đất bị vô hiệu hóa như sau:
- Tài sản đặt cọc là tài sản bị pháp luật cấm lưu thông.
- Nội dung giao dịch trái với quy định của pháp luật.
- Người đặt cọc mua đất không có “năng lực hành vi dân sự”
- Người tham gia giao dịch mua bán bị cưỡng ép, lừa đảo
- Giao dịch và giấy đặt cọc mua nhà đất không lập thành văn bản dựa vào quy định
Giấy đặt cọc mua đất cần công chứng không?
Sau khi giấy mua đất được soạn thảo và ký kết không bắt buộc phải công chứng. Điều này được ghi rõ trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Công chứng năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013. Các văn bản hướng dẫn thi hành đều không có điều khoản nào quy định giấy đặt cọc bắt buộc phải công chứng. Và hiện chỉ mới có quy định công chứng những bản hợp đồng chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất. Nhưng để tránh tranh chấp hoặc rủi ro thì các bên vẫn nên công chứng hoặc chứng thực, có người làm chứng.
Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
Xem thêm: Phí môi giới nhà đất là bao nhiêu? Gồm những khoản nào?
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về giấy đặt cọc mua đất đầy đủ, chính xác, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nội dung bổ ích nhé.