Quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm như thế nào?
Quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm là gì? Thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm bao gồm hồ sơ và trình tự như thế nào? Vậy pháp luật hiện quy định về vấn đề này ra sao, cùng chuyên mục bất động sản đi tham khảo nhé.
Thế nào là tách thửa đất trồng cây lâu năm
Dựa vào điều 10 của luật đất đai thì đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích là trồng các loại cây 1 lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm: chè, cà phê, cao su, bưởi, cam, vải…
Tách thửa đất trồng cây lâu năm được hiểu đơn giản đó là thủ tục chia 1 thửa đất thành 2 hay nhiều thửa khác có diện tích nhỏ hơn. Theo quy định, tách thửa đất trồng cây là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cũng như các tài sản khác gắn liền với đất sau thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế hoặc góp vốn.
Thủ tục tách đất trồng cây lâu năm từ 1 giấy chứng nhận sẽ xuất hiện thêm 2 hay nhiều giấy khác chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm
Điều kiện là gì?
Theo điều 188 luật đất đai năm 2013 và điều 29 nghị định 43/2014/NĐ-CP để thực hiện thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm 1 cách hợp pháp thì thửa đất đó phảo đáp ứng các điều kiện sau đây.
- Thửa đất đó phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền đất.
- Thửa đất trồng không có tranh chấp.
- Đất trồng cây không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Thửa đất đang trong thời hạn sử dụng.
- Đất trồng cây không có thông báo hay quyết định thu hồi đất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đất không thuộc vào các trường hợp không được tách thửa theo quy định của pháp luật.
- Qúa trình sử dụng đất, người sử dụng đất trồng cây lâu năm được phép tách thửa theo quy định của UBND cấp tỉnh của địa phương đó.
- Thửa đất mới phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa.
Diện tích tối thiểu được tách thửa đất trồng cây lâu năm
Tại khoản 31 điều 2 nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. UBND cấp tỉnh quy định về diện tích tối thiểu được phép tách từng loại sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Ngoài ra, dựa vào QĐ 38/2014/QĐ-UBND, diện tích tách thửa đất trồng cây lâu năm theo từng loại đất nông nghiệp khác nhau thì diện tích tối thiểu cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với đất rừng sản xuất: Lớn hơn hoặc bằng 1.000 m2/thửa.
- Diện tích tối thiểu được tách thửa với đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản: Lớn hơn hoặc bằng 150m2/thửa.
Như thế thì diện tích tối thiểu sau khi tách là 150m2. Do đó khi nắm chắc được chính xác đất cần tích thửa xem có đủ điều kiện theo quy định và diện tích không?
Thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm
Cơ bản thủ tục tương tự như đất tách thửa thông thường gồm 4 bước sau:
Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị với 1 số loại giấy tờ sau: Đơn xin tách thửa đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị về tách thửa đất trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Văn phòng nơi bạn nộp hồ sơ sẽ tiến hành xử lý tách thửa.
Bước 4: Người sử dụng đất cần thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nộp hồ sơ đề nghị tách thửa.
Bước 5: Nhận kết quả tách thửa tại phòng tham gia đất đai hoặc tài nguyên môi trường.
Xem thêm: Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ mới nhất
Xem thêm: Quy định về luật chuyển nhượng đất đai mới cập nhật
Như vậy những chia sẻ trên của chúng tôi về quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm, hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề.