Tách thửa là gì? Quy định tách thửa như thế nào
Quy định tách thửa và tách thửa được hiểu như thế nào? Bởi pháp luật nước ta quy định chặt chẽ về các vấn đê phát sinh đến đất đai. Cụ thể hãy tham khảo bài viết dưới của chuyên mục bất động sản nhé.
Tách thửa là gì?
Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trên sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Dựa vào quy định thì việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên hoặc chịu trách nhiệm sang 1 hoặc nhiều đối tượng khác. Do đó việc tách thửa cần được thực hiện theo đsung quy định của pháp luật. Và có nhiều trường hợp tách thửa như sau:
- Tách thửa đất để phân chia tài sản thừa kế
- Quyết định phân chia từ tòa án.
- Người sử dụng đất chuyển nhượng cho đối tượng khác một phần đất.
Quy định tách thửa đất mới nhất
Điều kiện tách thửa đất
Để tiến hành tách thửa bạn cần đảm bảo được các điều kiện cơ bản sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn với đất
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên khi thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất
- Đất không vướng phải tranh chấp
Tùy vào mỗi địa phương nơi có đất tách thửa sẽ có quy định khác nhau như diện tích đất totois thiểu được tách thửa. Vì thế quy định diện tích đất được tách còn phụ thuộc vào nơi địa phương đó. Ví dụ Hà Nội thì đất sau khi tách phải có mặt tiền và chiều sâu so với xây dựng là từ 3m trở lên.
Trường hợp nào không được tách thửa
Cũng sẽ có một số trường hợp không được phép tiến hành tách thửa và được quy định riêng ở từng địa phương. Ví dụ ở Hà Nội thì được quy định ở Khoản 3, điều 5 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND:
- Thửa đất không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
- Đất thuộc dự án quy hoạch của thành phố, dự án đấu giá quyền sử dụng đất được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, xin cấp Giấy chứng nhận.
- Đất gắn liền với nhà biệt thự do Nhà nước sở hữu đã bán hoặc tư nhân hóa nhưng lại thuộc vào danh mục bảo tồn, tôn tạo, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên Thành phố do UBND Thành phố đã phê duyệt;
- Đất thuộc vào khu vực thu hồi đất của Nhà Nước tại luật đất đai năm 2013.
Thủ tục tách thửa chính xác nhất
Khi bạn nắm đủ các điều kiện được và không được phép tiến hành tách thửa rồi cũng cần phải biết thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính;
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
- Thẻ CCCD của chủ sở hữu đất.
- Sổ hộ khẩu của chủ sở hữu đất
- Văn bản thỏa thuận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã được phê duyệt của cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Biên bản giao nhận đất theo phương án “dồn điền đổi thửa”.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Khi các giấy tờ đã chuẩn bị đầy đủ rồi thì cần tiến hành nộp hồ sơ ở bộ phận 1 cửa thuộc sở Tài Nguyên Môi trường.
Bước 3: Hồ sơ được xử lý và giải quyết
Tại đây, văn phòng tham gia đất đai sẽ tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm sau:
- Đo đạc lại đất để tách thửa.
- Lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền để xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất với thửa đất mới tách.
- Chỉnh sửa và cập nhật biến động hồ sơ địa chính và trên CSDL đất đai;
- Trả trực tiếp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp hoặc gửi gián tiếp qua UBND xã.
- Nếu hồ sơ còn thiếu sót hoặc không hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu xin cấp sửa đổi.
Bước 4: Nhận kết quả
Khi hồ sơ tách thửa hợp lệ trong 15 ngày và người dân sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Xem thêm: Phí môi giới nhà đất là bao nhiêu? Gồm những khoản nào?
Xem thêm: Đất lưu không có được cấp sổ đỏ không?
Hy vọng với những thông tin xoay quanh vấn đề Tách thửa là gì, các quy định tách thửa mới nhất sẽ cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích nhé.